Đa khoa Y học Quốc tế 12 -14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
17 tháng 08 T7
Tham vấn: Trương Thị Vân Người đăng: Trương Thị Vân

Xét Nghiệm Bệnh Xã Hội- 4 Căn Bệnh Phổ Biến Hiện Nay

Nhắc đến bệnh xã hội là chúng ta có thể nghĩ đến ngay những bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV – AIDS, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,… Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm bởi nguy hại mà bệnh gây ra rất nặng nề, không chỉ đối với riêng người bệnh mà còn có thể gây hại cho cộng đồng. Vậy làm sao để sớm phát hiện các căn bệnh này, hãy tìm hiểu cách xét nghiệm bệnh xã hội trong bài viết dưới đây.

Nếu chỉ tính riêng thời gian ủ bệnh và phát bệnh thì, HIV mất khoảng 10 năm, Giang Mai 3 năm, Sùi Mào Gà 3 tháng còn Lậu chỉ mất trọn…7 ngày. Tỷ lệ nhiễm bệnh khi quan hệ qua đường miệng ( 99% cặp đôi quan hệ bằng đường miệng không sử dụng biện pháp bảo vệ) đối với HIV chỉ là 0,01% (1/10.000 nguy cơ) thì đối với Lậu lên đến 25 -30%.

4 bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay

1. Sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà do virus Human Papilloma (HPV) gây ra.

Triệu chứng điển hình :

Sau khi ủ bệnh 2 – 9 tháng, ở bộ phận sinh dục bắt đầu xuất hiện rải rác các u nhú nhỏ màu hồng nhạt, không đau hay ngứa, mềm và ẩm ướt. Đến khi lan rộng, các u nhú này kết hợp thành màng sùi lớn trông như mào gà. Bề mặt các u nhú lúc này sần sùi, khi vỡ chảy mủ có mùi hôi khó chịu và gây đau rát cùng ngứa cho người bệnh.

2. Bệnh lậu

Lậu là một bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra bởi song cầu Gram (-) Neisseria Gonorrheae.

Triệu chứng điển hình :

Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt, nước tiểu vẩn đục do lẫn mủ (vào buổi sáng), thậm chí là lẫn máu. Cơ quan sinh dục sưng tấy, đỏ rát gây ra nhiều đau đớn khi quan hệ tình dục, đặc biệt là khi xuất tinh (nam giới).

3. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là tình trạng bộ phận sinh dục mọc lên những đám mụn nước gây ra bởi  virus herpes simplex (HSV).

Triệu chứng điển hình :

Các đám mụn nước thường có hình dạng giống như chùm nho, căng và chứa đầy nước. Các nốt mụn sau vài ngày thường vỡ và loét ra, chảy dịch, chảy máu gây đau rát cùng ngứa cho người bệnh, đặc biệt là khi quan hệ hay khi đi tiểu.

4. Giang mai

Giang mai là là bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Bệnh có biểu hiện phức tạp theo nhiều giai đoạn khác nhau.

Triệu chứng điển hình :

Ban đầu, ở bộ phận sinh dục xuất hiện vết trợt màu đỏ nông, bờ nhẵn có hình tròn hoặc bầu dục. Tiếp đó, toàn cơ thể xuất hiện những đào ban, các vết sần, phỏng nước, lở loét, đến khi lan khắp các tạng, đi đến đâu gây bệnh đến đó. Các triệu chứng toàn thân khác bao gồm sốt cao, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch…

Tư vấn trực tiếp với bác sĩ về xét nghiệm bệnh xã hội tại đây

Giang Mai là bệnh nguy hiểm chỉ sau HIV

Các phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện bệnh xã hội

Các triệu chứng của bệnh xã hội ở giai đoạn đầu thường khá kín đáo, khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nam khoa/ phụ khoa khác. Do đó, để sớm phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện thường xuyên thăm khám sức khỏe sinh sản định kì. Hoặc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh xã hội khi bộ phận sinh có dấu hiệu lạ như nổi mụn, chảy mủ, chảy dịch,ngứa rát,… Một số xét nghiệm phổ biến được sử dụng rộng rãi bao gồm:

1. Sùi mào gà

Có tới 180 chủng virus sùi mào gà khác nhau. Nguy hiểm nhất là chủng virus 16 18 sẽ gây ung thư, nên cần xét nghiệm từng chủng để có phương pháp điều trị cụ thể.

  • Xét nghiệm bằng cách kiểm tra tổ chức tế bào

Đây là phương pháp cận lâm sàng cho kết quả nhanh và độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ trực tiếp lấy tế bào của các nốt mụn nghi ngờ là sùi mào gà rồi xét nghiệm để tìm virus sùi mào gà thuộc tuýp mấy, có nguy hiểm hay không.

  • Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp xét nghiệm sớm được áp dụng khi sùi mào còn đang trong giai đoạn ủ bệnh. Thông qua kết quả phân tích từ mẫu máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được người bệnh có bị nhiễm virus HPV không.

  • Xét nghiệm bằng Axit axetic

 Bác sĩ sẽ dùng dung dịch axit axetic với nồng độ phù hợp bôi lên vùng da từ 2 – 5 phút. Riêng đối với hậu môn thì cần để trong khoảng 15 phút. Nếu kết quả thấy những nốt sùi chuyển sang màu trắng thì được xác định là bệnh sùi mào gà.

  • Xét nghiệm bằng PAP Smear

Thông qua mẫu bệnh phẩm, nếu mắc virus HPV sẽ cho kết quả dương tính. Quan sát qua kính hiển vi sẽ thấy rõ vùng da bị bệnh viêm đỏ.

2. Bệnh lậu

  • Xét nghiệm vi khuẩn lậu trực tiếp (nhanh chóng và phổ biến nhất)

Xét nghiệm dịch: Bác sĩ sẽ tìm song cầu lậu khuẩn bằng cách lấy dịch âm đạo ở nữ giới hoặc dịch tiết ra từ niệu đạo ở nam giới rồi nhuộm và soi tươi. Nếu thấy vi khuẩn bắt màu gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân thì có nghĩa là bạn đã mắc phải bệnh lậu.

Xét nghiệm máu, Xét nghiệm nước tiểu: là những xét nghiệm bổ trợ khi vi khuẩn lậu cầu tấn công vào hệ thống tiết niệu ( thận, niệu đạo, bàng quang) của người bệnh.

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên chẩn đoán bệnh lậu

Khi điều trị bệnh lậu cần xét nghiệm thêm:

Xét nghiệm fluorescence: các bác sĩ sẽ thực nghiệm trực tiếp dịch huỳnh quang bằng việc phát hiện ra protein lậu màng ngoài kháng thể để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm bằng enzyme: các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm biểu thị kháng nguyên lậu cầu gây bệnh.

  • Phương pháp nuôi cấy Papsmear

Đây là một trong những phương pháp cần áp dụng công nghệ cao trong chẩn đoán bệnh lậu được nhiều tổ chức y tế khuyên nên áp dụng. Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân rồi đưa vào môi trường nuôi cấy lý tưởng và căn cứ vào mẫu bệnh này để chuẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm này thường được sử dụng khi lậu đến giai đoạn mãn tính.

Đăng kí xét nghiệm bệnh xã hội lấy kết sau 30 phút tại đây

Nếu thấy vi khuẩn bắt màu gram âm tức đã mắc bệnh Lậu

3. Mụn rộp sinh dục

  • Xét nghiệm máu

Với xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ tìm kiếm được kháng thể Herpes IgG và Herpes IgM. Thông thường, xét nghiệm virus HSV bằng máu sẽ xảy ra 4 trường hợp là:

  • Herpes IgG dương tính, Herpes IgM âm tính: Người bệnh từng bị nhiễm HSV nhưng ở thời điểm làm xét nghiệm lại không có biểu hiện bệnh do virus vẫn đang tiềm ẩn trong cơ thể.
  • Herpes IgG dương tính, IgM dương tính: Người bệnh từng bị nhiễm HSV và bệnh đang có các biểu hiện rầm rộ.
  • Herpes IgG âm tính, IgM dương tính: Người bệnh chưa từng bị nhiễm HSV và hiện tại đang bị nhiễm đợt cấp tính lần đầu tiên.
  • Herpes IgM âm tính, IgG âm tính: Người bệnh hiện tại không bị nhiễm virus HSV.
  • Phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR)

Các bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm DNA thông qua mẫu máu, mô, tủy để có phát hiện virus HSV cũng như xác định virus HSV tuýp 1 hay 2 ở mẫu bệnh phẩm.

  • Phương pháp kiểm tra hình thái virus

Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ các vết loét để làm xét nghiệm soi qua kính hiển vi điện tử để nhận dạng virus HSV. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém nên ít được áp dụng trong chẩn đoán cận lâm sàng.

Trao đổi rõ hơn với bác sĩ tại đây

Bệnh Mụn Rộp rất dễ nhầm lẫn với Sùi Mào Gà

4. Giang mai

  • Xét nghiệm mẫu dịch

Đây là phương pháp chỉ thực hiện được khi các triệu chứng Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu vật trên các vết loét trên người bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhưng chỉ có thể thực hiện khi người bệnh đã có dấu hiệu bộc phát bên ngoài.

  • Xét nghiệm máu

Phương pháp này chỉ có thể thực hiện khi bệnh đã qua giai đoạn 1. Bước sang giai đoạn tiếp theo, xoắn khuẩn mới bắt đầu ăn sâu vào máu nên làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

  • Xét nghiệm RPR và THPA

Phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai khi có những biểu hiện nghi ngờ thường là xét nghiệm Rapid Plasma Reagin (RPR) và xét nghiệm Treponema Pallidum Haemagglutination Assay (TPHA). Trong đó RPR là xét nghiệm không đặc hiệu, và TPHA là xét nghiệm đặc hiệu.

Xét nghiệm RPR: Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, không phải lúc nào xét nghiệm RPR cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín, kết quả vẫn có thể cho RPR (-).

Xét nghiệm THPA: Chẩn đoán bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA là loại xét nghiệm áp dụng sau khi có kết quả xét nghiệm cho thấy RPR dương tính. Nếu cho kết quả TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao

  • Xét nghiệm dịch não tủy

Đây là phương pháp áp dụng cho những trường hợp xoắn khuẩn đã tấn công vào hệ thần kinh trung ương.

Cần hệ thống trang thiết bị hiện đại để phát hiện giang mai sớm

Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội là bao nhiêu?

“Hàng loạt” xét nghiệm bệnh xã hội trên đối với các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại thì thông thường mất khoảng 45 – 60 phút. Một trong những cơ sở y tế có trang thiết bị tốt nhất cho việc xét nghiệm và điều trị các bệnh xã hội là phòng khám đa khoa y học quốc tế.

Chi phí khám bệnh xã hội chỉ 318.000đ:

***Nữ giới:

  • Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa
  • Kiểm tra bệnh xã hội (sùi mào gà,mụn rộp herpes)
  • Soi tươi
  • Soi nhuộm
  • Soi cổ tử cung
  • Tổng phân tích nước tiểu

***Nam giới:

  • Kiểm tra dài ,hẹp bao quy đầu
  • Kiểm tra bệnh xã hội (sùi mào gà,mụn rộp herpes)
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo
  • Nhuộm soi tìm tạp khuẩn
  • Công thức máu
  • Tổng phân tích nước tiểu

Đăng kí xét nghiệm bệnh xã hội tại đây

Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội là 318.000đ

Địa chỉ xét nghiệm và hỗ trợ điều trị bệnh xã hội nhanh chóng – hiệu quả

Phòng khám đa khoa y học quốc tế là đơn vị y tế chuyên khoa công lập với hơn 50 năm kinh nghiệm trực thuộc Sở Y tế Hà Nội được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả thăm khám và chẩn đoán nhanh chóng, chính xác.

Phòng khám vinh dự là địa chỉ y tế đầu tiên tại Việt Nam được WHO – tổ chức y tế thế giới công nhận đạt chuẩn Y Tế Xanh – phương pháp điều trị mới và hiệu quả nhất đối với các bệnh xã hội nói chung và các bệnh phụ khoa nam khoa nói riêng.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:

  • Tiến sĩ- bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Văn Hốt– chuyên khoa nam học- ngoại tiết niệu bệnh viện Quân Y 103 hơn 40 năm kinh nghiệm- nguyên trưởng khoa bệnh viện k trung ương.
  • Bác sĩ Nguyễn Minh Thư– nguyên bác sĩ nam học- học hiện quân y 103 hơn 30 năm kinh nghiệm- được mời về làm việc.
  • Bác sĩ Lê Quang Minh– nguyên trưởng khoa điều trị nội khoa và cấp cứu bệnh viện Quân y Biên Phòng.
  • Bác sĩ Đào Thế Tân– nguyên giảng viên Đại Học Y Hà Nội, công tác tại bệnh viện Việt Đức.
  • Thạc sĩ – Bác sĩ Trương Thị Vân– nguyên là trưởng khoa Sản của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội với 40 năm công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa tại các bệnh viện lớn tại Thủ đô.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế– từng trải qua quá trình dài học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực Sản phụ khoa tại Đại học Y Thái Bình và Đại học Y Hà Nội; hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ– bác sĩ chuyên Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện– chuyên khoa II, Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm– bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hơn 20 năm kinh nghiệm.

Mọi chi tiết người bệnh có thể liên hệ qua tổng đài 0243.6611.8880988.20.22.33 hoặc để được tư vấn miễn phí có thể nhấp tại đây

Đội ngũ y bác sĩ phòng khám Đa Khoa Y học Quốc Tế

Nhà Hộ Sinh A- Phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa 36 Ngô Quyền là cơ sở y tế lâu năm trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Đến nay, lượng bệnh nhân đã vượt qua năng lực đáp ứng của diện tích phòng khám. Chính vì vậy, để có thể cung cấp một môi trường khám bệnh khang trang, chuyên nghiệp hơn cho bệnh nhân, ban lãnh đạo phòng khám đã đưa ra quyết định di dời cơ sở đến địa chỉ mới tại 12-14 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội đồng thời lấy tên là Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế.

Tin mới cập nhật: chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 8, dành cho bệnh nhân đăng kí mã số khám online:

  • MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN phí khám lâm sàng với bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm
  • GIẢM 30% chi phí thủ thuật

Đăng ký ngay: TẠI ĐÂY! để được nhận mã số khám ưu tiên (Hiệu lực 1 tuần kể từ ngày đăng kí)

bác sĩ bác sĩ bác sĩ bác sĩ
Tin nhắn mới: Bác sĩ: Chào em .Zalo
Tin nhắn mới: Bác sĩ: Chào em .Zalo
popup popup popup
( Thông tin được bảo mật tuyệt đối )
popup