Chủ đề: Kinh nguyệt không đều
Tư vấn sức khỏe sinh sản – Kỳ số 3.
Bác sĩ Hà Thị Huệ – CKI chuyên ngành Sản phụ khoa – hơn 20 năm kinh nghiệm.
Chủ đề: Kinh nguyệt không đều
Chị Nguyễn Thị Hồng A, 35 tuổi, Hà Nội: Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay 13 tuổi, ra kinh nhiều, phải 2-3 lần 1 tháng thì có bị sao ko bác sĩ? Tôi phải làm gì cho cháu giờ ạ?
Trả lời:
Trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường hoạt động chưa ổn định nên rất dễ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt thất thường (kinh nguyệt không đều, lúc ra ít, lúc ra nhiều…). Nếu do rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn này thì mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý hướng dẫn trẻ cách thay băng, vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ mỗi ngày kèm theo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là được.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị rong kinh kéo dài, máu ra màu đen kèm theo nhiều cục máu đông, đau bụng dưới dữ dội… thì mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm do trước đó trẻ không được vệ sinh vùng kín đúng cách, dùng phải loại băng vệ sinh không phù hợp kèm theo sức đề kháng suy yếu…
Bạn Nguyễn Phương K, 23 tuổi, Hà Nội: Em 23 tuổi, mới kết hôn được 2 tháng. Kinh không đều từ khi dậy thì mà chưa đi thăm khám lần nào. Bs cho em hỏi những nguyên nhân dẫn đến chu kì kinh nguyệt ko đều với ạ?
Trả lời:
Kinh nguyệt không đều là tình trạng kinh nguyệt diễn ra không theo bất cứ một quy luật nào cả, chẳng hạn như: thời gian hành kinh không cố định, quá ngắn hoặc quá dài, máu kinh lúc ra ít lúc ra nhiều…
Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra trong vòng mấy năm đầu kể từ khi bạn gái dậy thì. Còn nếu nó vẫn chưa ổn định trong khoảng thời gian dài như trường hợp của bạn Phương K thì có thể do 1 vài nguyên nhân sau:
+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị mất kinh hoặc ra nhiều máu khi có kinh, xuất hiện nhiều lông ở mặt và trên người, tăng cân, béo phì, vô sinh – hiếm muộn…
+ Các vấn đề về tuyến giáp: Một nghiên cứu cho thấy, 44% những người có kinh nguyệt không đều là do rối loạn tuyến giáp (suy giáp, cường giáp). Suy giáp có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, ra máu và đau bụng nhiều hơn còn cường giáp có thể khiến kinh nguyệt ngắn hơn, ít hơn, tim đập nhanh, giảm cân đột ngột.
+ Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Khi bị viêm vùng chậu, bạn sẽ thấy đau vùng chậu, đau vùng lưng, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều kéo dài, xuất huyết âm đạo bất thường…
+ U xơ tử cung: Những khối u xơ phát triển trong thành tử cung có thể khiến kinh ra nhiều đến mức thiếu máu kèm theo đau lưng, đau vùng chậu, đau chân, đau khi quan hệ tình dục…
+ Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung thường khiến kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều kèm theo đau bụng dữ dội. Một số trường hợp còn bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
+ Ung thư: Một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng hay ung thư nội mạc tử cung… đều có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt khiến kinh nguyệt ra nhiều, ra máu bất thường không phải trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều còn có thể là do mang thai hay thai ngoài tử cung. Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả thì bạn nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Bạn Vũ Thị T, 19 tuổi, Hưng Yên: Em có kinh vào ngày 26/3 mà hôm nay ngày 9/4 em lại có tiếp trong khi bình thường kinh nguyệt của em hay bị chậm. Lúc đầu nó ra máu màu hơi nâu nâu. Giờ thì máu như bình thường nhưng lại có cục máu. Vợ chồng em thì đang tính chuyện có em bé. Em lo không biết như vậy có ảnh hưởng đến chuyện sinh con hay không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ!!!
Trả lời:
Trường hợp của T có thể đã bị viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục, đặc biệt là tại tử cung và buồng trứng. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả thì bệnh tình sẽ ngày càng trở nên nặng thêm, tái phát nhiều lần kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Vì vậy, nếu muốn nhanh chóng sinh em bé thì bạn nên chủ động thăm khám và tiến hành hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn Dư Thị Vân A, 25 tuổi, Hà Nội: Mỗi khi em tới kỳ kinh thường sẽ bị đau bụng dữ dội vào ngày đầu tiên, ngày thứ 2 trở đi có giảm dần nhưng vẫn khó chịu. Máu kinh ra có màu thâm, vón cục. Tình trạng này diễn ra cũng mấy năm nay rồi, khí hư hơi hôi. Bs tư vấn giúp em với ạ.
Trả lời:
Vào những ngày rụng trứng, cổ tử cung và tử cung sẽ phải co bóp mạnh để dồn kinh ra ngoài. Chính vì vậy mà nhiều người sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới giống như trường hợp của bạn Vân A (đau âm ỉ hoặc dữ dội). Nếu bạn chỉ ra 1-2 cục máu đông khi hành kinh thì không cần quá lo lắng, đó có thể là tế bào chết hay khí hư bị lẫn vào. Còn nếu bạn bị ra rất nhiều cục máu đông thì hãy cẩn thận, đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Bạn Nguyễn Quỳnh T, 18 tuổi, Hà Nội: Cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu hành kinh đến nay khoảng hơn 5 năm rồi mà vẫn chưa đều thì có làm sao không ạ? Lần trước là khoảng gần 2 tháng cháu mới có. Lần này thì cháu chậm 9 ngày rồi chưa thấy. Cháu có ra hiệu thuốc thì người ta bán cho cháu thuốc an nguyệt khang. Cháu uống hết 2 hộp thì có thấy dấu hiệu đau ngực (bình thường trước khi hành kinh cháu sẽ bị như thế) nhưng vẫn không thấy ra máu kinh. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.
Trả lời:
Kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do cơ thể cháu vẫn chưa hoàn thiện về bộ máy sinh dục hay thường xuyên bị áp lực học tập, gia đình… Tuy nhiên, thay vì tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về dùng thì cháu nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Căn cứ vào nguyên nhân và kết quả thăm khám, bác sĩ mới có thể tư vấn cho cháu cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc L, 17 tuổi, Hà Nội: Em bị chậm kinh 2 tháng nay, bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ. Gần đây em có quan hệ nhưng không dùng biện pháp gì cả. Cách đây 1 tháng e có dùng que thử thai nhưng không thấy 2 vạch nên em nghĩ do chậm kinh bình thường thôi. Tuy nhiên, gần đây em cảm thấy khá thèm ngủ và mệt mỏi, thèm ăn chua, hay chóng mặt, buồn nôn nữa.
Trả lời:
Bạn Ngọc L thân mến, nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn kèm theo những dấu hiệu như thèm ngủ, mệt mỏi, thèm ăn chua, hay chóng mặt, buồn nôn… thì hãy thử dùng que thử thai lại 1 lần nữa. Vì có thể lúc bạn thử cách đây 1 tháng thì thai vẫn chưa đi vào tử cung để làm tổ, nếu thử que lúc này, kết quả vẫn chưa báo có thai. Ngoài ra, dùng que thử thai cũng mai tính chất tham khảo thôi, kết quả thử thai cũng có thể sai nếu bạn mua phải que đã hết hạn sử dụng…
Nếu thử lại mà kết quả vẫn 1 vạch (tức không có thai) thì bạn nên chủ động thăm khám sớm. Đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa hoặc rối loạn nội tiết tố mà ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt của bạn đang có dấu hiệu gì bất thường? Hãy để lại câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi tới đường dây nóng 0243.6611.888 – 0988.20.22.33 để được Bác sĩ Huệ cùng các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa 20 năm kinh nghiệm tư vấn cụ thể hơn (tư vấn miễn phí 24/7, thông tin bảo mật).
Nhà Hộ Sinh A- Phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa 36 Ngô Quyền là cơ sở y tế lâu năm trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Đến nay, lượng bệnh nhân đã vượt qua năng lực đáp ứng của diện tích phòng khám. Chính vì vậy, để có thể cung cấp một môi trường khám bệnh khang trang, chuyên nghiệp hơn cho bệnh nhân, ban lãnh đạo phòng khám đã đưa ra quyết định di dời cơ sở đến địa chỉ mới tại 12-14 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội đồng thời lấy tên là Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế.
Tin mới cập nhật: chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 8, dành cho bệnh nhân đăng kí mã số khám online:
- MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN phí khám lâm sàng với bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm
- GIẢM 30% chi phí thủ thuật
Đăng ký ngay: TẠI ĐÂY! để được nhận mã số khám ưu tiên (Hiệu lực 1 tuần kể từ ngày đăng kí)