Đa khoa Y học Quốc tế 12 -14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
01 tháng 09 CN
Tham vấn: Trương Thị Vân Người đăng: Trương Thị Vân

Khám thai: Tổng hợp những thông tin quan trọng các mẹ cần nhớ

“Khám thai” không chỉ giúp mẹ bầu biết được chính xác tuổi thai, kích thước thai cùng tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân mà còn là cách để “giảm thiểu nguy cơ tử vong cho thai nhi xuống gấp 5 lần so với bình thường”. Chính vì điều này mà các mẹ không bao giờ được quên thực hiện đầy đủ ít nhất 8 lần khám thai quan trọng mà Bộ Y Tế đã đề ra. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này đồng thời biết được những loại xét nghiệm, siêu âm cần thiết đang được áp dụng để khám thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây, được chia sẻ từ Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân – Nguyên trưởng khoa SẢN với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

8 thời điểm khám thai quan trọng

Dưới đây là lịch khám thai chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế mà các mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ:

+ Khám thai lần đầu: Sau khi thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch. Lần khám này sẽ giúp bạn biết được chính xác bản thân có đang mang thai hay không, nếu có thì thai đã đi vào buồng tử cung hay chưa, được bao nhiêu tuần tuổi và đã có tim thai chưa, đồng thời loại bỏ trường hợp mang thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, sau lần khám này, bác sĩ còn có thể dự đoán giúp bạn ngày sinh đồng thời kê thêm một số loại thuốc cần thiết để cải thiện sức khỏe cho cả bạn và thai nhi.

Khi có dấu hiệu mang thai, chị em cần tiến hành thăm khám, kiểm tra để xác định chính xác tình trạng mang thai và có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp

>> ĐĂNG KÍ KIỂM TRA THAI SỚM MIỄN PHÍ<<

+ Khám thai lần 2: Khi thai được khoảng 7-8 tuần tuổi. Lúc này, mẹ bầu sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được tiến hành đo cân nặng, huyết áp để xem tình trạng nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe không. (Siêu âm thai là gì)

+ Khám thai Lần 3: Khi thai được khoảng 12-13 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Đo độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) kết hợp xét nghiệm Double test cho sản phụ để tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Nếu độ mờ da gáy khoảng 3,5 – 4,4mm thì có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi là 21,1%; còn nếu độ mờ da gáy ≥ 6,5mm thì tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi có thể lên tới 64,5%.(Tìm hiểu về xét nghiệm Double test)
Mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua việc thực hiện việc đo độ mờ da gáy ở tuần thứ 12 của thai kỳ
  • Khám và siêu âm thai 4D để khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi, đo cân nặng, đo huyết áp của thai nhi, đồng thời ngày dự sinh của mẹ cũng được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn qua lần siêu âm này.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

+ Khám thai lần 4: Khi thai được khoảng 14-16 tuần tuổi. Mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để biết được thai có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể không và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác hay không.(Tìm hiểu về xét nghiệm Triple test)

Mẹ bầu cần làm xét nghiệm Triple test ở tuần thai này nếu như bỏ lỡ xét nghiệm Double hoặc kết quả của xét nghiệm đó có vấn đề bất thường

Đặc biệt, nếu kết quả xét nghiệm Triple test có vấn đề, mẹ bầu sẽ được đề nghị làm thêm xét nghiệm chọc ối.

+ Khám thai Lần 5: Khi thai được khoảng 17-20 tuần tuổi. Lần khám này giúp mẹ bầu phát hiện sớm những bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi hay dị dạng ở các cơ quan (đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương). Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh cùng lượng đạm trong nước tiểu…

Nếu mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván. Còn nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi và chưa quá 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

+ Khám thai Lần 6: Sau lần khám thứ 5, bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu khám lại sau 4 tuần để tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi và giải đáp những vấn đề mà mẹ bầu gặp phải trong suốt thời gian vừa qua.

+ Khám thai Lần 7: Khoảng 32 tuần tuổi. Lần khám này là lần khám cuối giúp mẹ bầu xác định dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung kết hợp với khám tổng quát, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá và tiên lượng độ phát triển của thai đồng thời tư vấn chuẩn bị lựa chọn nơi sinh tốt nhất.

+ Khám thai Lần 8: Khoảng 35-36 tuần tuổi. Lần khám này giúp mẹ bầu kiểm tra trọng lượng của thai, nước ối, dây rốn… Một số cơ sở y tế còn cho mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Non-stress test để kiểm tra xem bé có nhận đủ oxy hay không.

Lưu ý: Từ giai đoạn này trở đi, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám và kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng hay ra máu âm đạo để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

Để được Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân tư vấn cụ thể hơn, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY!!!

Tìm hiểu về xét nghiệm Double test

Double test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ. Cụ thể, double test giúp kiểm tra và định lượng β-hCG tự do và PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của thai phụ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ , tuổi thai… nhằm đánh giá nguy cơ của một số bệnh bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards (Trisomy 18) hay Patau (Trisomy 13).

Thời điểm thích hợp để thực hiện Double test là khi thai 11-13 tuần tuổi, tốt nhất là khi thai 12 tuần tuổi (tức ngay trong quý thứ nhất của thai kỳ) bởi nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A sẽ bị thay đổi trong suốt thai kỳ.

  • β-hCG tự do là thành phần trong cấu trúc của hormone hCG (một loại hormone chỉ xuất hiện khi có sự kết hợp của trứng và tinh trùng). hCG có mặt trong huyết thanh của người mẹ vào khoảng ngày thứ 6 – 8 sau khi trứng được thụ tinh và đạt nồng độ cao nhất sau 50 – 80 ngày kể từ lần kinh cuối. Nếu thai nhi mắc hội chứng Down, nồng độ β-hCG tự do sẽ tăng đáng kể trong quý I và quý II của thai kỳ.
  • PAPP-A là một loại glycoprotein do nhau thai bài tiết ra. Bình thường, nồng độ PAPP-A sẽ tăng dần trong suốt thai kỳ. Trong quý I của thai kỳ, nếu thai nhi mắc hội chứng Down thì nồng độ PAPP-A trong máu mẹ giảm. Trong khi đó ở quý II nồng độ PAPP-A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc giảm nhẹ không đáng kể. Do đó PAPP-A chỉ được dùng trong quý I của thai kỳ để sàng lọc thai nhi mắc hội chứng Down.

Tất cả thai phụ đều cần thực hiện xét nghiệm này, đặc biệt là những trường hợp sau:

  • Mang thai từ 35 tuổi trở lên.
  • Đã từng sảy thai, thai lưu.
  • Đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh.
  • Tiền sử gia đình mắc dị tật bẩm sinh.
  • Bị nhiễm virus trong quá trình mang thai.
  • Có kết quả siêu âm đo độ mờ gáy nguy cơ cao.

Lưu ý: Double test không phải là một xét nghiệm chẩn đoán mà là một phương pháp sàng lọc thường quy với độ chính xác khoảng 75%. Kết quả sàng lọc chỉ kết luận được thai nhi có nguy cơ cao hay thấp với các hội chứng được đưa ra chứ không thể kết luận được việc thai nhi có mắc phải hội chứng bẩm sinh hay không.

Vì vậy, nếu kết quả sàng lọc Double test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng nào đó thì mẹ bầu hãy thực hiện thêm những phương pháp sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán khác mà bác sĩ yêu cầu để có thể đánh giá một cách chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Tìm hiểu về xét nghiệm Triple test

Ngoài Double Test ra thì Triple test (hay xét nghiệm bộ ba) cũng là một loại xét nghiệm cần thiết nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Triple test sử dụng máu của mẹ để kiểm tra một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi, thường được chỉ định thực hiện khi thai khoảng 15 – 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất thì thai phụ nên thực hiện xét nghiệm vào tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Trước hoặc trong thai kỳ có sử dụng thuốc hoặc chất gây hại cho thai nhi.
  • Mắc bệnh tiểu đường,…
  • Bị nhiễm virus trong thời gian mang thai.
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ liều lượng cao.

Xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán được chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi mà chỉ có thể cho bạn biết tại thời điểm đó, thai có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không và có cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác không.

+ Nếu nồng độ AFP tăng thì chứng tỏ thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh (như cột sống chẻ đôi) hoặc thiếu một phần não bộ (vô sọ). Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải xác định chính xác tuổi thai trước khi làm xét nghiệm bởi hầu hết các trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi thai không đúng.

+ Nếu nồng độ AFP giảm, nồng độ hCG và estriol cũng giảm thì chứng tỏ thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down (Trisomy 21 hay tam thể 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc gặp phải một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Triple test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh thì mẹ bầu nên tiến hành thực hiện chẩn đoán xác định bằng các thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để có kết quả chính xác.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi, tử cung cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu của người phụ nữ. Cụ thể, trong quá trình kiểm tra, máy siêu âm sẽ truyền các sóng âm qua tử cung của người phụ nữ và cơ thể của thai nhi. Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm này, tái tạo thành hình ảnh video cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm để nghe nhịp tim của thai nhi.

Một số loại siêu âm có thể kể đến là siêu âm 2D, 3D, 4D hay siêu âm Doppler màu.

+ Siêu âm 2D: Siêu âm 2D hay siêu âm 2 bình diện được xem là “thủ tục” không thể được bỏ qua với hình ảnh hiện trên màn hình là hình ảnh mặt cắt của chùm tia trên cấu trúc cơ quan. Trong đó, vùng nào chứa nước, dịch, máu sẽ có màu tối đen còn cấu trúc mô cơ thể được thể hiện bằng màu xám đến trắng. Màu càng sáng chứng tỏ cấu trúc càng đặc và ngược lại.

+ Siêu âm 3D: Siêu âm 3D là bước tiến trên thành quả của siêu âm 2D. Hình ảnh của siêu âm 3D được thể hiện thêm một chiều nữa trong không gian giúp mẹ bầu thấy được gương mặt, tay chân và cơ thể con yêu qua nhiều góc độ. Bên cạnh đó, siêu âm 3D là công cụ hữu ích để bác sĩ tìm kiếm được các dị dạng, cấu trúc nghi ngờ bất thường bẩm sinh như sứt môi, chẻ vòm, hở hàm ếch, hội chứng Down, tay chân ngắn hay các bệnh lý về tim đồng thời giới tính của thai nhi cũng được xác định một cách chính xác hơn.

+ Siêu âm 4D: Đối với siêu âm 4D thì cấu trúc bên trong cơ thể không chỉ được thể hiện về mặt hình ảnh mà còn cho thấy các chuyển động như xem một đoạn băng ghi hình sống động. Vì vậy mà cha mẹ còn biết được thiên thần nhỏ đang làm gì trong thế giới bí ẩn của mình. Nếu may mắn, bạn còn có thể tình cờ thấy bé mỉm cười, ngáp to, mút ngón tay hay đưa chân chuẩn bị đạp vào bụng mẹ…

+ Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler hay siêu âm màu là phương pháp siêu âm sử dụng hiệu ứng doppler với các sóng âm được phát ra tới bộ phận cơ thể cần được thăm khám và sau đó sẽ thu hồi lại để phân tích sự công bố và vận tóc chuyển động của các bộ phận được kiểm tra. Siêu âm Doppler giúp kiểm tra chức năng và hoạt động của tim, kiểm tra sự chuyển động của các tĩnh mạch, các bệnh ở ở vùng bụng, thận…. Thậm chí, dạng siêu âm này còn biết được lượng oxi và các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi có đủ hay không để từ đó có cách khắc phục tốt nhất.

Tóm lại, tùy theo mục đích và từng giai đoạn của thai kỳ mà các kỹ thuật siêu âm sẽ được chỉ định thực hiện với vai trò khác nhau. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ phải siêu âm thường xuyên hơn nếu bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc gặp các biến chứng khác về sức khỏe.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được “Khám thai định kỳ” quan trọng như thế nào cùng nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hoặc cần tìm địa chỉ uy tín để thực hiện khám thai cho kết quả nhanh chóng và chính xác nhất, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới đường dây nóng 0243.6611.8880988.20.22.33 bất cứ lúc nào (tư vấn nhanh chóng, miễn phí 24/7).

Nhà Hộ Sinh A- Phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa 36 Ngô Quyền là cơ sở y tế lâu năm trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Đến nay, lượng bệnh nhân đã vượt qua năng lực đáp ứng của diện tích phòng khám. Chính vì vậy, để có thể cung cấp một môi trường khám bệnh khang trang, chuyên nghiệp hơn cho bệnh nhân, ban lãnh đạo phòng khám đã đưa ra quyết định di dời cơ sở đến địa chỉ mới tại 12-14 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội đồng thời lấy tên là Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế.

Tin mới cập nhật: chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 8, dành cho bệnh nhân đăng kí mã số khám online:

  • MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN phí khám lâm sàng với bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm
  • GIẢM 30% chi phí thủ thuật

Đăng ký ngay: TẠI ĐÂY! để được nhận mã số khám ưu tiên (Hiệu lực 1 tuần kể từ ngày đăng kí)

bác sĩ bác sĩ bác sĩ bác sĩ
Tin nhắn mới: Bác sĩ: Chào em .Zalo
Tin nhắn mới: Bác sĩ: Chào em .Zalo
popup popup popup
( Thông tin được bảo mật tuyệt đối )
popup